GIÁ ĐÀN PIANO [ SỰ BÁT NHÁO CỦA THỊ TRƯỜNG PIANO – SẢN PHẨM CAO CẤP ]
Rõ ràng là không có một rào cản nào giữa piano và người chơi và cũng không phải vô duyên vô cớ mà loại đàn này được vinh danh là vua nhạc cụ.
Xu hướng học piano để rèn luyện tư duy, tính cách bản thân đã có từ lâu trên thế giới. Ở các nước như Úc, Canada, Nhật,… trẻ em được cho học piano từ rất sớm và tính ứng dụng vào cuộc sống sẽ khác nhau giữa các quốc gia. Dù mức độ ứng dụng có khác nhau nhưng với giá trị mà môn học piano mang đến đã thúc đẩy thị trường kinh doanh piano phát triển.
“Lúc tôi mới tới VN vào 2004, ở đây chỉ có một vài nơi bán piano cũ mà thôi; khái niệm piano chưa thực sự phổ biến và được tiếp cận nhiều đâu. Thời điểm đó người ta chưa hề được sử dụng một cây piano đạt tiêu chuẩn, không chỉ vì ngành này chưa phổ biến mà cũng vì chưa có một nơi nào bán piano cũ đã phục hồi, sửa chữa, khắc phục các rủi ro hư hỏng cả” – theo ông Nagasaka Yukiyoshi (doanh nhân đến VN từ những ngày đầu).
Như một điều tất yếu, theo thời gian thì đến hôm nay nguồn cầu đã định hình và tăng trưởng, theo đó, nguồn cung cũng tăng vọt. Bên cạnh những điểm tích cực thì những điểm đối nghịch cũng hình thành.
SỰ BÁT NHÁO VỀ GIÁ VÀ CHẤT LƯỢNG ĐÃ LÀM ẢNH HƯỞNG NHIỀU ĐẾN THỊ TRƯỜNG “KING OF INSTRUMENTS”.
1.Nơi cung ứng
Ngày càng nhiều người biết đến môn học – môn chơi piano. Người ta đầu tư piano cho con em mình như một môn học kỹ năng hay chỉ đơn giản là một môn chơi lành mạnh - giá trị. Với nhu cầu ngày càng tăng, các cửa hàng bán piano xuất hiện ngày càng nhiều, đa dạng từ hình thức (bán đàn kho hay bán tại showroom,…), linh hoạt về cách thức (mua trực tiếp tại cửa hàng, mua qua người quen, người giới thiệu,…). Tóm lại bất cứ ai cũng có thể bán piano, chỉ cần có nguồn hàng và vốn. Điểm cộng là người tiêu dùng đã có nhiều sự lựa chọn, nhiều kênh thông tin hơn. Nhưng điểm trừ lớn cũng chính là “Đâu là sự lựa chọn chính xác và kênh thông tin nào là đúng”. Có những nơi bán piano mà thậm chí họ còn không biết đúng, biết rõ thứ họ đang bán để rồi đưa ra những kiến thức chưa đúng, dẫn đến những thông tin mà khách hàng có được có giá trị bằng 0.
3. Chiêu trò dàn cảnh
Đây là một sự hỗn loạn tích hợp cả hai yếu tố nơi cung ứng và giá sản phẩm. Họ câu dẫn sự chú ý của khách hàng tìm đến mình bằng hình ảnh và giá cả. Họ sử dụng hình ảnh của một cây piano đẹp, có những yếu tố đắt giá trong việc thu hút thẩm mỹ của người xem. Song song, cây piano đó cũng được niêm yết với mức giả rẻ hơn nhiều lần so với thực tế. Sự hấp dẫn này sẽ giúp họ tiếp cận được khách hàng cùng hai tình huống xảy ra:
- Chính cây piano này sẽ được tư vấn, phanh phui rất nhiều điểm trừ (anh/ chị có thể xem một cây khác tốt hơn)
- Chính cây piano này sẽ được tư vấn, phân tích rất nhiều điểm cộng (anh/ chị có thể xem một cây khác tương đương)
Nhưng dù là tình huống nào thì mục đích cuối cùng vẫn là hướng khách hàng đến một cây đàn khác mà họ đang có mà thôi.
Hệ lụy của phương thức này chính là tạo nên sự sai lệch về giá trị riêng của từng model đàn.