BẢO TRÌ ĐÀN PIANO GỒM NHỮNG CÔNG ĐOẠN NÀO?

09 Tháng Sáu, 2023 Sự kiện

    Đàn Piano là một vật dụng có giá trị cao về mặt tinh thần lẫn vật chất. Hiểu rõ điều này, TOYO PIANO vận dụng thế mạnh chính là công ty Nhật Bản - công ty mẹ là một trong những nhà sản xuất đàn hàng đầu tại xứ sở hoa anh đào, chúng tôi cung cấp đội ngũ kỹ sư đã được đào tạo tại các trường chính quy ở Nhật và trải qua khóa huấn luyện của STEINWAY &SONS- ĐỨC) sẽ luôn quan tâm và phục vụ tốt nhất những đứa con tinh thần của quý khách một cách chuyên nghiệp và tận tâm nhất.

     TẠI SAO PHẢI LÀM BẢO TRÌ PIANO ĐÚNG CÁCH VÀ ĐỊNH KỲ?

  • Một dây đàn chịu lực căng là 90 kg, vậy nên tổng lực căng mà một cây đàn phải chịu là trên 20 tấn. ---> Dù chúng ta không sử dụng thì đàn vẫn xuống dây, dĩ nhiên quá trình xuống dây sẽ mau hơn khi chúng ta chơi đàn.
  • Khi đàn không được bảo trì theo đúng tiêu chuẩn thì thiệt hại (đứt dây, tuner pin hỏng,...) thì chi phí bảo trì sẽ cao khi đàn xuống cấp (2 đến 3 năm không bảo trì).
  • Ngoài ra, nếu đàn không được bảo trì định kỳ có thể bị sự xâm hại của mối mọt, búa bị chuột gặm,…

BẢO TRÌ PIANO GỒM 03 BƯỚC QUAN TRỌNG:

  1.  CÂN CHỈNH BỘ MÁY (REGULATING)

Trong bộ Action của piano thì mỗi linh kiện, mỗi bộ phận đều có cơ chế hoạt động của riêng nó; tất cả những cơ chế này đều phải điều chỉnh bằng thủ công vì vậy qua một khoảng  thời gian sử dụng những tiêu chuẩn hoạt động đó sẽ không còn chính xác, ảnh hưởng đến độ nhạy của phím đàn, cũng như âm thanh nên chúng cần được cân chỉnh lại.

     2. CÂN CHỈNH DÂY (TUNING)

  Quá trình này thì chắc mọi người đều biết, kỹ thuật viên sẽ cân chỉnh lại dây theo đúng tần số 440 hoặc 442 (hoặc theo yêu cầu người chơi)

  Đây là bước cơ bản nhất, chính là cụm từ phổ biến mà quý khách vẫn hay nghe "lên dây đàn". Xét ở góc độ hiệu ứng, vì nó tác động trực tiếp lên âm thanh nên chắc rằng trước và sau khi "lên dây" sẽ thấy khác biệt. Tuy nhiên, nếu xét ở góc độ chuyên môn cũng như tay nghề được đào tạo, kỹ thuật viên chuyên nghiệp sẽ tạo ra kiểu âm thanh trọn vẹn và đến nơi đến chốn nhất của một cây piano. Đó chính là sự khác biệt giữa mỗi nơi cung cấp dịch vụ về cái gọi là GIÁ TRỊ.

   3. CHỈNH ÂM (VOICING)

   Để làm được công đoạn này, đòi hỏi một chuyên viên được đào tạo bài bản và kinh nghiệm lâu năm. Quá trình này được giới chuyên môn gọi là “châm búa” với công dụng tạo ra âm thanh mềm (soft) cho người chơi nhạc cổ điển hoặc cứng (vang) cho người chơi nhạc đương đại, Jazz…