CÁCH ĐỂ HỌC NHẠC GIỎI (phần I)

18:31 24/04/2021 Sự kiện

1. Vấn đề về nhạc cụ:

Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh việc không có đàn thì học nhạc được không? Câu trả lời là ĐƯỢC, nhưng trong thời gian ngắn. Còn nếu bạn muốn tốt nghiệp chuyên ngành thì “Hãy tích góp dần dần đến năm tốt nghiệp bắt buộc phải có nhạc cụ trong tay.”

Vì sao Được? Trả lời câu hỏi này phụ thuộc vào mức độ bạn yêu cầu bản thân đạt được. Không có đàn, bạn có thể học hát, học ghi nhớ âm thanh, hòa âm, giai điệu bằng việc nghe và nhìn bên cạnh việc đến lớp học đàn. Cái này đúng nghĩa là học theo lối Thẩm âm. 

Giống như việc bạn thuộc lòng những bài hát ru của mẹ trước khi bạn được học chữ, chỉ có việc NGHE lặp đi lặp lại thường xuyên và não bạn tự động ghi nhớ âm nhạc, lời ca khúc.

Giải pháp tiện lợi hơn là trở thành học viên của trung tâm Toyo Music School để được hỗ trợ việc tập dàn trong môi trường mát mẻ một cách miễn phí nhé.

2. Các dụng cụ hỗ trợ khi đàn

Máy đập nhịp – metronome beats

Từ lúc cơ bản đến nâng cao, từ vị trí người học đến thành nghệ sĩ biểu diễn, giáo viên, máy đập nhịp chính là người bạn thân thiết để hỡ trợ tăng cường sự kiểm soát nhịp, hơi thở âm nhạc cho tất cả người chơi đàn. Càng học lên cao, càng xài nhiều hơn khi luyện tập.

Máy ghi âm - recording devices

Người bạn thứ hai đối với người học đàn chính là các dụng cụ hỗ trợ ghi âm. Tự bản thân người học đàn rất cần nghe nhiều lần tiếng đàn của mình trước khi đàn cho người khác ngoài mình nghe. Từ những lần nghe những bản ghi âm đó, tự so sánh, sẽ giúp thấy được những thiếu sót của mình để tự sửa, “tự chiêm nghiệm”, điều đó còn quan trọng hơn là cần một người Thầy luôn kề bên sửa lỗi cho mình. Thẩm mỹ âm nhạc sẽ nhờ đó mà được cải thiện. 

Với giá thành mua một dụng cụ ghi âm, hoặc xài miễn phí trên smart phone. thì không thể so sánh với chi phí nhờ ai đó nghe cả trăm lần cho mình. (Chưa kể người học sợ bị nghe người khác phàn nàn về Thẩm mỹ âm nhạc của mình nhất đấy ạ.)

Máy quay phim – Camcorder

Tương tự như máy ghi âm dùng cho việc ghi lại âm thanh để nghe lại âm nhạc của chính mình, thì máy ghi hình, thu lại hình ảnh của mình khi chơi nhạc để xem lại hình tượng của mình khi mình đang tập trung chơi nhạc. Đẹp đẽ hoặc kì quái, ấn tượng thế nào đều được bộc lộ qua tư thế ngồi, tư thế biểu diễn của mình. Có chăng mình nên tự luyện tập trước ống kính trước khi đàn cho người khác xem không? Smartphone hoặc có vài thiết bị điện tử khác luôn đính kèm một đến hai ống kính để thu hình đó thôi. 

Vậy là không có mắc tiền để chữa “bệnh hay run, hay lo sợ” của các bạn theo học nhạc nha. Chữa được hay không tùy thuộc vào quá trình luyện tập nhiều và thường xuyên đến mức “đủ” chai lì của các bạn học môn nghệ thuật.

Tóm lại, chuyển từ trạng thái RUN SỢ BIỂU DIỄN thành RUNG ĐỘNG VỚI NGHỆ THUẬT KHI BIỂU DIỄN luôn cần một sự nỗ lực rất lớn từ chính người học nhạc. Mình dành một sự cổ vũ rất lớn và đặc biệt cho các bạn học viên người Việt Nam, các bạn học sinh nhỏ, học rất giỏi nhưng đa số đều bị tính nhút nhát ảnh hưởng đến kết quả các buổi biểu diễn. Hy vọng, sau bài viết này, các bạn sẽ được gia đình, hoặc bản thân biết cách hỗ trợ mình học nhạc giỏi hơn.