Lý do vì sao việc học Piano khó đạt được thành công như mong đợi (phần 2)

16:01 01/09/2020 Sự kiện

Lý do vì sao việc học Piano khó đạt được thành công như mong đợi.

Việc học thành thạo một loại nhạc cụ thời nay đang trở nên cần thiết cho đời sống văn minh, điều đó cho khiến cho mọi đối tượng được quyền đòi hỏi trang bị cho bản thân một hay nhiều kĩ năng chơi nhạc. Số lượng học viên đầu vào các trường, các trung tâm đào tạo âm nhạc thì bộ môn piano luôn chiếm số lượng đông nhưng để đạt được kết quả như ý thì không phải ai cũng đạt được.

Vậy lý dó vì sao việc học piano lại trở nên khó khăn như vậy.

3. Phương pháp giảng dạy của giáo viên và phương pháp tập luyện của học viên phải luôn song hành với nhau. Giáo viên phải kĩ tính đi đôi với học viên siêng năng học hỏi. Giáo viên am hiểu nhiều đi đôi với sinh viên muốn học nhiều. Mỗi tuần tiết học nhạc diễn ra trên lớp tốt nhất phải luôn diễn ra đều đặn là 2 – 3 tiếng/ 1 tuần. Mỗi buổi tập luyện ở nhà tốt nhất phải diễn ra mỗi ngày từ 45 phút -  90 phút/ 1 ngày. Âm nhạc cũng được định nghĩa là Ngôn ngữ không lời đó thôi. Muốn học ngoại ngữ tốt thì bạn phải làm gì? Chỉ có Học thuộc lòng và thực hành mỗi ngày. Cách thức luyện tập thì tùy người học, học viên lựa chọn thực hành nghiêm túc, thực hành 1 cách giải trí, thực hành với máy tính ….. đa dạng hình thức học nhạc. Tóm lại, Âm Nhạc và Ngoại ngữ giống nhau ở cách học đấy.

 

4. Kinh nghiệm biểu diễn trước đám đông – kinh nghiệm chinh chiến là một trải nghiệm khó nhất, một bài tập cực kỳ cần thiết để tạo sự thành công cho một buổi biểu diễn thành công. Học viên không cần thiết bắt buộc nghĩ đến áp lực sân khấu, các bạn có thể đơn giản tự tạo lập “không gian biểu diễn”. “Sân khấu nhỏ” chính là đàn ngay trong lớp học với các bạn học chung với mình, cũng chính là ở ngay tại nhà nơi có ba mẹ, ông bà, anh chị em ngồi nghe mình đàn. Việc tạo lập không gian biểu diễn rất đơn giản, chỉ cần có đàn thôi các bạn học viên ơi. Cây đàn giữa sảnh chung cư, cây đàn trong nhà hàng tiệc cưới, cây đàn trong các showroom bán piano, … vô số chỗ, có đàn là có thể thực tập biểu diễn. Bên cạnh đó, các bạn nhớ là nên ghi âm lại những lần mình đàn nhé, rút ra nhiều bài học không ít đó.

Tâm lý học viên học âm nhạc ở Việt Nam khá là rụt rè và nhút nhát so với các học viên Châu Á khác, nên điều này đã gây cản trở không ít cho quá trình đào tạo âm nhạc cho các bạn. Các bạn phải có suy nghĩ “Lần này sai, thì lần sau mình rút kinh nghiệm”. Gỡ bỏ vấn đề về tâm lý chỉ có thể là bản thân học viên, không thể dựa vào ai khác.

Các bài học nên quan trọng nền tảng nhưng cũng phải cần đa dạng và hệ thống theo cấp độ. Học nhảy bài là tình trạng phổ biến nhất sẽ khiến cho con đường học trở nên cam go và nản lòng dễ gãy ngang.

Các bài học đầu tiên và mang tầm quan trọng cao là các bài học về các tiết tấu, sự lắng nghe, sau đó mới là bài đọc luyện nhớ mặt note. Các bạn có nhớ không, các bạn sẽ nhớ giai điệu, tiết tấu bài hát trước khi biết bài hát được viết ở note gì? Các chị bán hàng rong có cần đi học nhạc để biết hát bài hát của ca sĩ Mỹ Tâm không? Tất cả thứ tự bài học sẽ được Giáo viên có kinh nghiệm sắp xếp hợp lý để truyền đạt có trình tự cho học viên dễ hiểu. Học đúng Giáo viên được đào tạo sư phạm bài bản được xem như là lựa chọn may mắn của học viên ấy. Gặp đúng học sinh đam mê, cầu tiến được xem là món quà Thượng đế ban cho nghề sư phạm. Kén qua kén lại mới toại lòng nhau. Một chiều tương tác thì mối quan hệ ít có bền lâu lắm ạ.

Học kĩ từng bước, tư duy âm nhạc phải đa chiều, cộng với điều cuối cùng là Giáo viên chuyên môn cao, bên cạnh các yếu tố trợ lực khác như không gian học tạo sự tập trung, thoải mái, sạch sẽ, mát mẻ… Dễ gì mà không giỏi được ta.

VẬY NGƯỜI HỌC CẦN GÌ ĐỂ CHƠI NHẠC GIỎI?

Một câu hỏi vừa khó vừa dễ. Sẽ có một bài viết của Trung tâm dạy nhạc Nhật Bản Toyo -  Japan music school sẽ nêu đầy đủ các yếu tố Cần để hỗ trợ người học nhạc trở thành người chơi nhạc.